Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
No menu items!
HomeReview Sản PhẩmMở hộp và phân tích nhanh ASUS ROG STRIX B760 G GAMING...

Mở hộp và phân tích nhanh ASUS ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4 – Tốt hơn so với tiền nhiệm

Giới thiệu 

Những ngày đầu của năm mới 2023, Intel cũng đã kịp ra mắt dòng vi xử lý Intel Gen 13 non K cùng với chipset B760 và H770 của họ nhằm lấp đầy phân khúc tiêu dùng. Những vi xử lý Intel Gen 13 non K hứa hẹn nhiều tiềm năng và sẵn sàng thổi bay nền tảng AMD AM5 Ryzen trên mọi phân khúc với mức giá hấp dẫn. Mặc dù có thể update BIOS để sử dụng các vi xử lý Intel non K mới nhất trên các bo mạch chủ B660, nhưng nhiều người dùng sẽ sẵn sàng chờ đợt các bo mạch chủ B760 / H770 xuất hiện với nhiều tính năng đáng giá hơn đi kèm, trong khi đó chi phí bỏ ra cũng ở mức hấp dẫn hơn.

Trong bài đánh giá này, như title đã nói lên tất cả, mình sẽ giới thiệu một bo mạch chủ B760 mới nhất của ASUS trong dòng sản phẩm Strix Gaming, ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4 để mọi người có thêm góc nhìn về dòng sản phẩm này.

Bo mạch chủ ASUS ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4

Trước khi đi sâu vào phân tích chi tiết bo mạch chủ ASUS ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4, cùng nhau điểm một số tính năng đáng giá của bo mạch chủ này như bên dưới:

  • Hỗ trợ bộ vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 12 / 13 socket LGA 1700
  • Hỗ trợ bộ nhớ DDR4, lên đến 5300 MHz (OC)
  • Tối ưu hóa 5 chiều với DIGI + VRM, TPU, EPU
  • Làm mát hoàn toàn với cụm Heatsink VRM lớn, Heatsink M.2, Đầu nối quạt lai và Quạt Xpert 4
  • Mạng LAN 2,5 GbE + Wi-Fi 6E + Bluetooth 5,
  • Tương thích với Aura Sync và Fan ARGB

ASUS ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4 là bo mạch chủ mATX tiêu chuẩn với kích thước 9,6 inch x 9,6 inch (24,4 cm x 24,4 cm), phù hợp với nhiều loại vỏ case phổ biến trên thị trường. Là một bo mạch chủ thuộc phân khúc gaming, nên không thể thiếu được các hiệu ứng ánh sáng RGB. Tuy nhiên, ở ASUS ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4 sẽ tập trung vào vùng giáp trên I/O là chủ yếu, do đó chúng ta sẽ thấy sự nổi bật bởi logo ROG trên cụm này. Bình thường, nếu chưa hoạt động, phần logo ROG sẽ tạo thành một khối phản chiếu lấp lánh.

Nhìn tổng thể, cụm heatsink VRM khá lớn được làm bằng hợp kim nhôm tích hợp kết hợp với nắp che I / O cùng dòng chữ ROG STRIX với hoa văn carmor nổi bật tạo điểm nhấn riêng biệt cho sản phẩm ở mặt trên. Ở mặt dưới là cụm heatsink cho PCH và khe M.2 với diện tích khá lớn, giúp tăng tính thẩm mỹ và cải thiện được nhiệt lượng khi hoạt động.

 

 

Giao diện socket LGA 1700 mới nhất

ASUS ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4 hỗ trợ bộ vi xử lý dòng Alder Lake / Raptor Lake dựa trên socket LGA 1700 (1700 điểm tiếp xúc), do đó diện tích socket và vi xử lý sẽ lớn hơn nhiều. Đồng thời tản nhiệt cũng sẽ phải thiết kế lại để phù hợp hơn với việc lắp đặt lẫn hiệu quả giải nhiệt. Tuy nhiên, điểm rất hay của ASUS ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4 nói riêng và các bo mạch chủ 600 Series / 700 Series nói chung của ASUS, đó là được thiết kế lỗ tản nhiệt composite LGA 1700 và LGA 1200, có nghĩa là người dùng có thể tiếp tục sử dụng bracket cho các loại tản nhiệt LGA 1200 khi chưa đủ khả năng nâng cấp tản nhiệt.

 

Mạch VRM cải tiến mạnh mẽ hơn

Bên dưới là ảnh chi tiết mạch VRM của ASUS ROG STRIX B760 G GAMING WIFI DDR4, nhìn qua thấy rõ so với tiền nhiệm B660 G Strix đã có sự cải tiến tốt hơn. Trong thực tế, việc cải tiến VRM này là hữu ích khi ban đầu, các vi xử lý Intel Gen 13 khi hoạt động ở mặc định trong các ứng dụng tải nặng sẽ khiến cho CPU Package hay giá trị PL rất lớn. Do đó các bo mạch chủ cần phải tăng cường khả năng thiết kế của mạch VRM nhằm đáp ứng cũng như chạy ổn định các vi xử lý Intel Gen 13 này.

ASUS B760-G Strix Gaming DD4 có thiết kế mạch VRM như sau:
  • Cấu hình 12+1+2 phase (VCORE/VCCGT/VCCAUX).
  • IC PWM khiển ASP2100R với chế độ 6+1, thực chất đây là Richtek RT3628AE được ASUS Rename lại. Áp dụng tầng công suất song song nên có cấu hình 12+1+2 phase.
  • PowerStage cho VCORE/VCCGT là Vishay SiC623 60A. Tổng số cấp cho thành phần này là 720A/60A.
  • VCCAUX sử dụng các Mosfet trở kháng thấp 4C10C và 4C06B
Kết hợp với đầu cấp nguồn 8+4 pin cùng với PCB 6 layer giúp cho việc tăng cường và cải thiện được điện áp của bo mạch chủ lên CPU một cách rất hiệu quả, tăng khả năng chạy fulload các vi xử lý TDP cao. Thiết kế mạch VRM này nếu so sánh với các bo mạch chủ Z690 thì hơn kha khá dòng ở phân khúc tầm trung.

Tính năng Q-Release, M.2 Q-Latch và Q-LED tiện lợi

Một đặc điểm nổi bật của ASUS B760-G Strix Gaming DD4 đó chính là trang bị tính năng Q-Release, đây là một nút đặc biệt được thiết kế trên bo mạch chủ, giúp người dùng tháo card đồ họa ra khỏi khe PCIe chính (ở vị trí số 1) một cách nhanh chóng và an toàn. Nói một cách khác, mình đánh giá cao sự tiện lợi và hữu ích của tính năng này, bởi nó sẽ giúp ích cho kĩ thuật viên và ngay cả người không hoặc chưa bao giờ lắp đặt hay tháo rời card đồ họa trên bo mạch chủ, chỉ cần bấm một nút và tháo card, thế là xong.

Tính năng Q-Latch giúp người dùng dễ dàng lắp đặt hoặc gỡ bỏ SSD M.2 mà không cần ốc vít các kiểu. Thiết kế sử dụng một cơ chế khóa đơn giản để cố định ổ đĩa và loại bỏ gọn gàng các vít truyền thống.

ASUS cũng hỗ trợ tính năng Q-LED báo hiệu sự cố, bao gồm VGA, CPU, BOOT và DRAM cạnh các khe cắm RAM. Giúp cho người dùng hay kĩ thuật viên có thể xác định tình trạng của sản phẩm khi gặp trục trặc nhằm đưa ra được giải pháp sớm nhất.

Hỗ trợ khe cắm PCIe 5.0 cho PCIe, M.2 tốc độ cao

ASUS B760-G Strix Gaming DD4 được trang bị 01 khe cắm PCIe 5.0 mạ vàng 15μ chống nhiễu và ô xy hóa, và chạy ở x16 (PCIEX16). Ngoài ra còn có sự xuất hiện của 1 khe cắm PCI Express x16, hỗ trợ PCIe 4.0 và chạy ở x4 và 2 khe PCI Express 3.0 x1. Đương nhiên hỗ trợ công nghệ kết nối đa card đồ họa Crossfire. Khe PCIe 5.0 được ASUS áp dụng công nghệ gắn kết bề mặt (SMT) tiên tiến, so với khe cắm PCIe kiểu DIP thông thường, khe cắm PCIe loại SMT cải thiện luồng tín hiệu và tối đa hóa độ ổn định ở tốc độ cao.

Đồng thời hỗ trợ cho các ổ SSD NVMe M.2 PCIe Gen 4 với hiệu suất và tốc độc cao nhưng có kích thước lớn hơn, bao gồm cả định dạng phổ biến SSD M.2 2280 và 22110 cùng với các cổng kết nối SATA 3 truyền thống. Các cổng M.2/SATA trên bo mạch chủ được hỗ trợ như bên dưới:

  • Total supports 2 x M.2 slots and 4 x SATA
    6Gb/s ports*
  • Intel® 13th & 12th Gen Processors
    M.2_1 slot (Key M), type 2242/2260/2280
    (supports PCIe 4.0 x4 mode)
  • Intel® B760 Chipset**
    M.2_2 slot (Key M), type 2242/2260/2280
    (supports PCIe 4.0 x4 mode)
  • 4 x SATA 6Gb/s ports
    * Intel® Rapid Storage Technology supports
    SATA RAID 0/1/5/10.

 

 

Hỗ trợ bộ nhớ DDR4 dung lượng lớn và xung nhịp cao

ASUS B760-G Strix Gaming DD4 được hãng định vị lại ở phân khúc tầm trung  cho nên sản phẩm chỉ hỗ trợ dòng bộ nhớ DDR4 thay vì DDR5 so với tiền nhiệm. Hỗ trợ chế độ dual channel với dung lượng tối đa 128GB, xung nhịp cũng hỗ trợ rất cao lên tới DDR4 5333+(OC). Các khe này được ASUS mạ vàng 15μ chống nhiễu và oxy hóa. Ngoài ra thì ASUS thiết kế ngàm chữ Q cho các khe cắm RAM, giúp quá trình lắp đặt được dễ dàng hơn.

 

Tích hợp Module mạng không dây Wi-Fi 6E

ASUS B760-G Strix Gaming DD4 hỗ trợ cổng LAN Intel i225-V với băng thông 2.5Gb/s, ngoài ra bo mạch chủ còn được tích hợp thêm công nghệ 2×2 Wi-Fi 6E (802.11 a/b/g/n/ac/ax) (2.4/5/6GHz) + Bluetooth 5.3 với một module đính kèm trên bo mạch chủ, điều này giúp tăng băng thông truyền tải, giúp việc trải nghiệm game online hay dữ liệu mạng mượt mà hơn. Bo mạch chủ cũng hỗ trợ đầu nối Đầu cắm Thunderbolt (USB4 ).

 

Cụm âm thanh ROG SupremeFX 7.1 S1220A

Cụm âm thanh của bo mạch chủ được cải tiến rất đáng giá, khi dựa trên chip xử lý âm thanh mới nhất SupremeFX S1220A +, một mạch điện tử có chức năng khuyếch đại tín hiệu Savitech SV3H712 AMP, cùng với DTS Sound Unbound và Sonic Studio III và kèm theo đó là các tụ âm thanh cao cấp Nichicon ở mặt trước nhằm mang tới hiệu suất âm thanh tốt nhất cho bo mạch chủ. Mạch lọc nhiễu cũng được trang bị nhằm phân tách rõ ràng tín hiệu analog / digital giúp giảm thiểu nhiễu từ nhiều phía.

Chặn I / O được cài đặt sẵn, BIOS FlashBack

Phần I/O bao gồm các thành phần sau:

  • 1 x (Các) cổng USB 3.2 Gen 2×2 (1 x USB
    Type-C )
  • 1 x (Các) cổng USB 3.2 Gen 2 (1 x Type-A)
  • 3x Cổng USB 3.2 Gen 1 (2 x Type- A, 1 x
    USB Type-C)
  • 4 x (các) cổng USB 2.0 (4 x Type-A) 1 x Cổng
    HDMI
  • 1 x DisplayPort
  • 1 x Module Wi-Fi
  • 1 x Intel Ethernet 2.5Gb
  • 5 x Giắc cắm âm thanh mạ vàng chống nhiễu và ô xy hóa
  • 1 x nút BIOS FlashBack

Để giúp cho quá trình phục hồi BIOS được nhanh chóng và dễ dàng khi xảy ra lỗi, cũng như giúp tìm ra nguyên nhân gây lỗi bo mạch chủ, ASUS trang bị sẵn nút nút BIOS FlashBack trên I/O Panel.

 

TỔNG KẾT

ASUS B760-G Strix Gaming DD4 có nhiều sự cải tiến hấp dẫn so với tiền nhiệm, chẳng hạn như thiết kế VRM 12+1+2 phase với chất lượng tốt hơn sẽ làm kì vọng những tín đồ công nghệ khó tính nhất muốn trang bị một bo mạch chủ tốt đi kèm với vi xử lý Intel Gen 13 có TDP cao, WiFi 6E mạnh mẽ, cụm âm thanh chất lượng cao.  Nhìn chung, ASUS B760-G Strix Gaming DD4 cho phép người dùng có thể lắp đặt một hệ thống mạnh mẽ và linh hoạt nhằm mang lại khả năng thực hiện nhiều tác vụ chuyên sâu bất kì, chẳng hạn như chơi game, livestream, đa phương tiện…với một mức giá hấp dẫn hơn so với tiền nhiệm

Khuyến nghị của cá nhân mình thì các vi xử lý chạy tốt nhất với bo mạch chủ này sẽ như bảng bên dưới:

 

tienpc
tienpchttps://tienpc.net
Đơn giản thôi, là ông bố của hai cô con gái xinh xắn và đáng yêu :*
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments