Giới thiệu
Tản nhiệt được coi là thành phần quan trọng và rất cần thiết cho một hệ thống PC. Với sự tiến bộ về công nghệ của các vi xử lý, các hãng sản xuất tản nhiệt cũng đã cho ra đời hằng hà sa số các sản phẩm tản nhiệt trải dài từ phổ thông tới cao cấp. Mặc dù trong những năm gần đây, các loại tản nhiệt AIO tăng vọt về mức độ phổ biến. Tuy nhiên, giá cả những loại này khá đắt đỏ so với mặt bằng chung, chưa kể trong một số trường hợp gây rò rỉ khi hoạt động, tuổi thọ không quá cao của nhiều dòng sản phảm. Do đó, tản nhiệt khí vẫn có nhiều đất diễn, nhất là những hệ thống PC chủ đạo.
Với nhiều người đang cân nhắc mua một hệ thống PC để làm việc, nhưng chi phí hầu bao không cao, cần sự ổn định lâu dài, nhất là vấn đề nhiệt độ. Do đó cần phải xem xét các yếu tố như giá cả, hiệu suất và thiết kế của hệ thống đó. Và dù như thế nào, thì việc lựa chọn một tản nhiệt mang yếu tố hiệu năng/giá cả là thứ phải được tính toán.
Ngày hôm nay mình sẽ đánh giá bộ tản nhiệt cho CPU ở phân khúc phổ thông đến từ VSP với mã sản phẩm V620 Pro Plus. Dòng sản phẩm này có tính thẩm mỹ hợp lý và giá thành khá phù hợp, đặc biệt là hỗ trợ các vi xử lý Dual Xeon khi hỗ trợ socket LGA 2011, LGA 2066.
VSP V620 Pro Plus
Vỏ hôp với tông màu đen đỏ, thông tin và hình ảnh của sản phẩm được in đầy đủ, bao gồm cả xuất xứ lẫn thông số kỹ thuật và khả năng hỗ trợ hệ thống.
V620 Pro Plus được thiết kế theo đúng dạng tháp điển hình, trong đó lá tản nhiệt được kết hợp với các ống dẫn nhiệt hình chữ U kéo dài về hai phía của mặt đế tiếp xúc với CPU. Kích thước của tản nhiệt đầy đủ là 120 (W) x 73 (L) x 156 (H) mm. Với kích thước này thì V620 Pro Plus thoải mái được lắp đặt hầu hết trên các hệ thống PC cơ bản và trung cao cấp.
Sản phẩm trong bài viết có 6 ống dẫn nhiệt (Heatpipe) với đường kính 6mm được gia công để tiếp xúc trực tiếp với bề mặt CPU, với 42 lá tản nhiệt xếp tầng lên nhau. Hầu hết các tản nhiệt thuộc phân khúc chủ đạo đều sử dụng phương pháp tản nhiệt này. Các ống dẫn nhiệt và lá nhôm tản nhiệt được kết nối bằng phương pháp ép khít cơ bản.
Mặt trên của tản nhiệt được hoàn thiện bằng một lớp vỏ nhựa cứng được trang bị LED ARGB bên dưới khi hoạt động, mang lại trải nghiệm thẩm mỹ tốt hơn, đồng thời lớp nhựa này kiêm thêm cả nhiệm vụ che các núm của ống dẫn nhiệt để tránh lộ thiên. V620 Pro Plus đi kèm với một quạt LED ARGB với đường kính 120x120x25 mm, hỗ trợ chức năng PWM và hoạt động ở tốc độ từ 800 tới 2.000 RPM, mang lại lưu lượng không khí 58.6 CFM với độ ồn tối đa 29dB. Đây là loại quạt Hydraulic Bearing, mang lại khả năng hoạt động êm hơn và bền hơn nhờ quạt có khả năng tự bôi trơn tốt so với các loại quạt Sleeve Bearing và tuổi thọ cao hơn. Phía bên trong khớp nối với tản nhiệt thì quạt cũng bổ sung các miếng đệm chống rung khi hoạt động.
Ngoài ra, sản phẩm cũng có thể đồng bộ với Aura Sync của ASUS để điều chỉnh các chế độ LED.
Phụ kiện đi kèm bao gồm bộ gông cài đặt cho hệ thống AMD & INTEL (bao gồm cả việc hỗ trợ socket LGA1700 mới nhất), đặc biệt hơn cả là sản phẩm dù giá rẻ nhưng vẫn được trang bị thêm cả gông cho socket LGA 20xx rất thích hợp cho các hệ thống Dual Xeon.
Hệ thống PC thử nghiệm và kết quả
- Intel Core I5-13600K mở Power Limit vô hạn
- Bo mạch chủ ASUS Z790 APEX
- Bộ nhớ RAM Kingston Fury Beast RGB White 2x16GB 5600MHz
- SSD SSTC 512GB
- PSU AGT1000
- VGA CLF RTX 3070Ti Vulcan
- Keo tản nhiệt SSTC STG-14 (14mK)
- Win 10 21H1 và các phần mềm như Cinebench R23, CPU-Z, HWInfo
- Hệ thống được đặt trên benchtale và nhiệt độ môi trường 26.5 độ.
Kết quả giải nhiệt của tản nhiệt phụ thuộc vào rất nhiều thứ, như hệ thống đem test, cách thức test, phần mềm test, nhiệt độ môi trường, sự sai lệch của sensor đo nhiệt. Do đó, kết quả thử nghiệm của mình chỉ mang tính chất tham khảo, mỗi hệ thống khác nhau và thiết lập khác nhau sẽ có kết quả khác nhau. Trong thử nghiệm ngày hôm nay về tản nhiệt khí Hyper 212 Spectrum V3, mình sẽ thực hiện việc Stress Test thông qua phần mềm Cinebench R23 10p Test Throttling và OC CPU lên 5.3GHz (vCore Fixed 1.29).
Ở chế độ Idle thì temp dao động khoảng 37-49 độ C, CPU Package Power ~ 35W. Tiến hành sử dụng phần mềm Cinebench R23 và Stress CPU bằng cách chạy 10P Test Throttling. Lúc này CPU Package của I5-13600K lúc này rơi vào ~ 171W. Kết quả nhiệt 84 độ tối đa, nhiệt Current 83 độ.
Thử nghiệm nâng vi xử lý lên 5.3GHz P Core và E Core 4.2GHz. Tiến hành sử dụng phần mềm Cinebench R23 và Stress CPU bằng cách chạy 10P Test Throttling. Lúc này CPU Package của I5-13600K lúc này rơi vào ~ 186W. Kết quả nhiệt 88 độ tối đa, nhiệt Current 87 độ.
Anh em có thể xem thêm clip mình quay lại để thêm phần sinh động khi chạy ở 5.3GHz.
Tiến hành đo nhiệt độ bên ngoài của sản phẩm khi fulload ở 171W bằng công cụ FLIR Pro One, nhìn chung nhiệt độ khá mát mẻ ở các cụm hoạt động bên ngoài.
Kết luận về sản phẩm
VSP V620 Pro Plus hiện có mức giá bán lẻ rơi vào khoảng 370K nên sẽ vấp phải một số cạnh tranh từ các sản phẩm trong phân khúc.Với thiết kế tháp đơn 6 heatpipe, LED ARGB thẩm mỹ, hỗ trợ thêm cả socket LGA 20xx thích hợp cho các hệ thống Dual Xeon. Do đó, sản phẩm này không chỉ phù hợp để mang lại hiệu suất làm việc tốt trong phân khúc, tính tương thích cao mà còn trở thành một pháo đài đẹp đẽ trong hệ thống PC.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ tốt nhất các vi xử lý ở mức TDP 190W đổ về trong điều kiện tối ưu
- Hỗ trợ hệ thống Dual Xeon
- Lắp đặt dễ dàng và tương thích nhiều hệ thống cơ bản tới cao cấp
- Có LED ARGB và sync được với Aura Sync
Nhược điểm:
- Build quality ở mức trung bình khá