Thứ Ba, Tháng Năm 21, 2024
No menu items!
HomeThủ Thuật, Hướng DẫnTại sao bo mạch chủ của tôi xịn sò mà lại boot...

Tại sao bo mạch chủ của tôi xịn sò mà lại boot chậm hơn bo mạch chủ khác?

Tại sao quá trình khởi động của các bo mạch chủ khác nhau lại khác nhau? Tại sao tôi lắp SSD vào rồi mà quá trình khởi động chỉ nhanh hơn HDD được đôi chút?

Đây là câu hỏi được đặt ra kha khá nhiều, đặc biệt là ở những người dùng là newbie, vì đơn giản không phải ai cũng hiểu rõ hết bản chất vấn đề. Nên bài viết hôm nay mình sẽ nói sâu hơn vì sao lại có chuyện khởi động khác nhau giữa các hệ thống.

Đèn báo code khi POST của Main Steel Legend

Thứ nhất, nó liên quan tới quá trình POST (Power On Self Test) của bo mạch chủ. Về POST là gì, các bạn tham khảo thông tin trên GOOGLE vì có nhiều bài viết nói rõ vấn đề này rồi, nên chỉ cần search vài ba cụm từ liên quan là có một số bài viết dễ hiểu giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của nó.

Nói rõ hơn một chút, trong quá trình POST, nhiệm vụ chính của của BIOS bo mạch chủ sẽ đảm nhiệm việc:

  • Check thông tin toàn vẹn của các thanh ghi CPU (Register).
  • Check tính toàn vẹn của BIOS.
  • Check hoạt động của các thành phần cơ bản trên hệ thống, ví dụ Direct Memory Access (DMA), I/O…
  • Khởi tạo bộ nhớ hệ thống, bộ điều khiển…
  • Khởi tạo chipset.
  • Khởi tạo, phân loại các thiết bị cũng như bus hệ thống và cung cấp giao diện người dùng cho cấu hình hệ thống.
  • Khi nhấn nút nguồn, hệ thống ban đầu sẽ kiểm tra sự ổn định của nguồn điện với quyền điều khiển hệ thống nằm ở BIOS. Nguồn bật, Mainboard gửi tín hiệu Reset > CPU qua chipset, CPU khởi tạo và chờ tín hiệu Power Good. Điện áp ổn định thì tín hiệu Reset bị loại bỏ. Sau đó CPU sẽ thực hiện các lệnh để dẫn tới mã khởi động BIOS, quá trình này sẽ kiểm tra các thiết bị phần cứng trên bo mạch chủ có hoạt động bình thường hay không.Nhìn chung, quá trình POST diễn ra theo đường dẫn như sau: Nguồn > CPU > ROM > BIOS > Real-time Clock > DMA > RAM 64KB > IRQ > VGA và các thiết bị I/O khác. Khi quá trình kiểm tra Ok, hệ thống sẽ khởi động thành công và màn hình sẽ hiển thị các thông tin hệ thống.

    Do quá trình POST này diễn ra tuần tự theo từng thành phần một, do đó mỗi thiết bị nó sẽ có một mã code để kiểm tra lỗi khi POST, nếu do vấn đề từ thành phần nào đó thì sẽ có mã code tương ứng xuất hiện. Vì thế chúng ta sẽ thấy nhiều bo mạch chủ có LED Debug Code sẵn để người dùng đọc code biết được lỗi do đâu, hoặc phải sử dụng card Test Main với cách thức tương tự như LED Debug Code nhúng sẵn.

    Các bo mạch chủ cao cấp, đắt tiền và mới hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn để kiểm tra do quá nhiều linh kiện và thành phần ở trên nó là điều hiển nhiên, do POST phải thực hiện quá trình lâu hơn. Ví dụ như bật chức năng RAID, lắp SSD PCIe trên khe PCIe… cũng cho thấy quá trình POST chậm hơn thông thường.

    Ngoài ra, hệ thống của AMD thường có quá trình khởi động chậm hơn so với các hệ thống Intel. Điều này do liên quan tới việc tối ưu vi mã AGESA, với các bo mạch chủ/vi xử lý hỗ trợ vi mã AGESA 1.0.0.4 trở về trước, thời gian khởi động rất lâu. Tuy nhiên, ở các phiên bản AGESA mới và nền tảng mới, thời gian khởi động của AMD đã được cải tiến rất nhiều.

    Hầu hết quá trình khởi động đều diễn ra khá nhanh và suôn sẻ, còn nếu quá chậm thì thử clear CMOS, Update BIOS và kiểm tra các thành phần trên hệ thống xem có hư hỏng hoặc lỏng chỗ nào hay không.

    tienpc
    tienpchttps://tienpc.net
    Đơn giản thôi, là ông bố của hai cô con gái xinh xắn và đáng yêu :*
    RELATED ARTICLES

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    - Advertisment -
    Google search engine

    Most Popular

    Recent Comments