GIỚI THIỆU
Tại thị trường Việt Nam, có một thương hiệu đã tồn tại và nổi danh cũng khá lâu đời với hơn 30 tạo dựng và phát triển, đó là Jetek – sản phẩm con cưng của Huetronics. Trước đây, Jetek được biết đến với vai trò là cung cấp các bộ nguồn và case ở phân khúc chủ đạo với chất lượng ở mức trung bình đổ lại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Jetek đã cải tổ và tiến tới xây dựng các sản phẩm bộ nguồn và vỏ case chất lượng cao không những cho thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu quốc tế. Điểm đặc biệt đó là Jetek đã hợp tác với các nhà sản xuất lớn có tiếng tăm trên thị trường như SuperFlower, High Power (Sirtec)… nhằm áp dụng các công nghệ mới để tạo ra những bộ nguồn có chất lượng tốt với chi phí phù hợp.
Nói thêm một chút về Huetronic – công ty mẹ của Jetek, được thành lập từ năm 1989 trên cơ sở liên doanh giữa UBND thành phố Huế và Viettronimex thành phố Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất, kinh doanh dịch vụ các mặt hàng điện tử. Trải qua hơn 32 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty CP Huetronics ngày nay đã trở thành đơn vị tiên phong trên cả nước trong nghiên cứu, sản xuất thiết bị điện tử, sản phẩm nông nghiệp sạch công nghệ cao với các thương hiệu: Jetek, SaQua, Hikari, Nano HTR.
Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ đưa tới cho mọi người một cái nhìn tổng quan về dòng sản phẩm ở phân khúc trung cấp của Jetek vừa mới được cho ra lò cách đây ít lâu dựa theo tiêu chuẩn ATX 3.0/PCIe 5.0, sản phẩm mang tên Jetek SWAT 750 E5.0 với nhiều cải tiến đáng giá.
Jetek SWAT 750 E5.0
Vỏ hộp nổi bật đúng với những gì mà Jetek đã từng làm với các bộ nguồn mang thương hiệu SWAT trước đó.
Nhãn dán chi tiết về công suất của sản phẩm, chúng ta có thể thấy đường 12V cung cấp đúng với giá trị danh định bên ngoài sản phẩm. Một mẹo nhỏ nhận biết sản phẩm tốt hay không, có là nhìn vào công suất của đường 12V cấp cho sản phẩm. Giá trị của đường 12V càng sát hoặc bằng với giá trị công suất danh định thì sản phẩm đó có chất lượng tốt hoặc trang bị DC to DC.
Tuy nhiên, không như các bộ nguồn khác phổ biến trên thị trường sử dụng toàn bộ cable dẹt, Jetek lại trang bị cho dòng sản phẩm này cable dẹt lẫn tròn với tiêu chuẩn 18 AWG cho hầu hết các cable. Hệ thống cable bao gồm ảnh như bên dưới, trong đó trang bị đầu cắm PCIe 5.0 12VHPWR hỗ trợ dòng VGA RTX4000 Series và dòng 5000 Series sắp ra mắt.
Các PSU hiện đại với hiệu suất cao (Gold, Platinum, Titanium) ngoài việc được thiết kế theo platform mới còn sử dụng các linh kiện có trị số cao và chất lượng. Điều này mang lại không gian trong PSU thoáng đãng hơn, đồng thời cũng nhẹ đi nhiều khi các heatsink nhôm tản nhiệt được sử dụng với mật độ ít hơn do nhiệt năng sinh ra giảm đáng kể. Jetek SWAT 750 E5.0 cũng không ngoại lệ, thiết kế bên trong đơn giản và thông minh nên trông tổng thể toàn bộ bo mạch sạch sẽ, gọn gàng đem tới hiệu năng vượt trội.
Jetek SWAT 750 E5.0 là sản phẩm thiết kế Dual Forward truyền thống, áp dụng A.PFC + + DC-DC converters thường thấy ở các bộ nguồn hiệu suất Bronze đổ về. Quạt làm mát của Jetek là loại Poweryear PY-1225M12S (120 mm, 12 V, 0.26 A, Sleeve Bearing Fan) với chất lượng ổn định và đem lại hiệu năng giải nhiệt một cách tốt nhất mà độ ồn tỏa ra không đáng kể. Cạnh đó là máng nhựa giúp hướng luồng không khí đi từ trong ra ngoài, tối ưu việc làm mát cho các linh kiện nằm ở góc khuất trong PSU.
Mạch lọc EMI đầu vào được trang bị đầy đủ với hai tầng lọc. chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự xuất hiện của các tụ X và tụ Y ở jack cắm AC và PCB chính. Nhiệt điện trở NTC cũng được trang bị ở sản phẩm, tuy nhiên không có một Relay hỗ trợ đi kèm.
Chất lượng lọc điện áp DC cho phần đầu vào công suất PFC của sản phẩm được đảm bảo bằng một con tụ chính Nichicon (420 V, 560 uF, 2,000 h @ 105 °C). Nichicon hiện tại là thương hiệu tụ nằm trong Tier 1, các tụ điện được sản xuất bởi thương hiệu này thường được sử dụng trong PSU cao cấp. Tuy nhiên, để có thể xác định nguồn có thể pass được Hold Up Time theo tiêu chuẩn Intel ATX hay không thì phải cho qua hệ thống tải giả mới có thể kết luận được.
Tạo ra nguồn DC cấp cho phần công suất PWM thông qua một diode cầu chỉnh lưu GBU1510 (1000V, 15A) được đính lên một heatsink tản nhiệt riêng nhằm giải nhiệt hiệu quả nhất. Do bộ nguồn được trang bị A.PFC Full Range nên sản phẩm sử dụng một cặp mosfet có trị số chất lượng kèm vào đó là boost diode 8A.
Khu vực PFC được trang bị bởi một cặp Mosfet 18N50 (18A, 50V). Khu vực PWM/A.PFC được điều khiển bởi IC dao động dạng combo CM6850UX. Khu vực nắn dòng +12V đầu ra của sản phẩm được trang bị 4 con excellent diode chất lượng cao P40L60CT (40A, 60V) gắn vào heatsink giải nhiệt riêng.
Mạch DC to DC được thiết kế trên một module riêng, sau các diode nắn điện +12VDC. Module có tính nặng hạ điện áp từ +12VDC xuống hai mức điện áp thấp hơn là +3.3V và 5V, đồng thời đóng vai trò ổn áp cho các đường điện này.