Thứ bảy, Tháng mười hai 14, 2024
No menu items!
HomeThủ Thuật, Hướng DẫnCách xác định công suất danh định/công suất định mức của một...

Cách xác định công suất danh định/công suất định mức của một PSU

Các PSU khác nhau với thiết kế platform và trị số linh kiện khác nhau thì sẽ có mức công suất khác nhau. Điều này dẫn tới nhãn dán công suất danh định cũng sẽ khác nhau dựa vào thiết kế của từng loại.


Trong ảnh minh họa là dòng sản phẩm MWE 750 Bronze – V2 của Cooler Master, mọi người chú ý mục Total Power được đánh dấu khoanh tròn bằng màu xanh của nó là 750W. Đây là mức công suất định mức của một bộ nguồn, hay cũng có thể được coi là công suất danh định ghi trên nhãn. Mức công suất định mức của bộ nguồn sẽ được tính bằng tổng công suất đầu ra (DC Output) của các đường + 12V, + 5V và + 3.3V, -12V, + 5V. Nhưng có một lưu ý, đối với một bộ nguồn tiêu chuẩn, tổng công suất của các đường điện này phải lớn hơn hoặc bằng với công suất danh định được đánh dấu trên bộ nguồn. Nếu tổng công suất của các đường điện này nhỏ hơn công suất danh định đã đánh dấu, thì công suất danh định được ghi trên bộ nguồn là sai, và điều đó cho thấy bộ nguồn có dấu hiệu lởm khởm.

Theo cách tính trên, tổng công suất các đường điện của MWE 750 Bronze – V2 lúc này đạt con số 888,6W, tức lớn hơn mức Total Power 750W mà nhà sản xuất đưa ra. Điều này là hoàn toàn hợp lý đối với một PSU chất lượng ở phân khúc tầm trung như MWE 750 Bronze – V2.

Ở mục bôi đỏ trên nhãn của con MWE 750 Bronze – V2 như ảnh minh họa, một số người sẽ thắc mắc là vì sao đường +12V của PSU này có tổng công suất bằng đúng công suất danh định? Trong khi ở nhiều PSU khác thì con số này lại thấp hơn đáng kể? Đây cũng là một điều rất hay để xác định được một phần chất lượng của PSU.

Trên thực tế, các PSU có đường +12V bằng hoặc sát với mức công suất danh định nhiều khả năng được áp dụng thiết kế DC to DC tiên tiến. Mạch DC to DC được thiết kế trên một module riêng, sau các diode nắn điện +12VDC. Module có tính nặng hạ điện áp từ +12VDC xuống hai mức điện áp thấp hơn là +3.3V và 5V, đồng thời đóng vai trò ổn áp cho các đường điện này. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia và testlab trên thế giới, việc sử dụng mạch DC to DC để lấy nguồn từ + 12VDC và hạ điện áp xuống các đường +3.3V và 5V thực sự có lợi hơn trong việc cải thiện hiệu suất của bộ nguồn và nó phù hợp hơn với xu hướng phát triển của các loại bộ nguồn PC cho hệ thống máy tính hiện đại.

tienpc
tienpchttps://tienpc.net
Đơn giản thôi, là ông bố của hai cô con gái xinh xắn và đáng yêu :*
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments